Những ngày này, trên công trường dự án trọng điểm cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nối từ tỉnh Đồng Nai đến tỉnh Bình Thuận dài khoảng 99km nhộn nhịp cảnh người và xe cơ giới thi công để kịp tiến độ.

Các mố cầu, đường dẫn tại công trường thi công nút giao giữa dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với Dầu Giây - Long Thành - TP.HCM, đoạn qua tỉnh Đồng Nai - Ảnh: ĐỨC TRONG
Các mố cầu, đường dẫn tại công trường thi công nút giao giữa dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với Dầu Giây – Long Thành – TP.HCM, đoạn qua tỉnh Đồng Nai – Ảnh: ĐỨC TRONG

Dự án có tổng chiều dài khoảng 99km, trong đó đoạn qua tỉnh Bình Thuận là 47,67km, còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai.

Ông Đặng Hùng Thái, giám đốc Ban điều hành dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cho biết toàn tuyến cơ bản đã liền mạch, chỉ còn một số điểm đặc thù như nút giao, cầu vượt, đường điện cao thế…

Với tiến độ thi công như hiện nay, ông Thái cho biết dự án đang đảm bảo kế hoạch như Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt trước đó.

Trên toàn tuyến, các nhà thầu đã triển khai đồng bộ 69 mũi thi công, huy động 930/767 máy móc thiết bị, làm việc 3 ca/ngày.

Các mũi thi công đảm nhận nhiều công việc khác nhau để đảm bảo tiến độ như: đường, cầu, thoát nước.

Xe cơ giới đang thi công tại nút giao giữa dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với Dầu Giây - Long Thành - TP.HCM, đoạn qua tỉnh Đồng Nai - Ảnh: ĐỨC TRONG
Xe cơ giới đang thi công tại nút giao giữa dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết với Dầu Giây – Long Thành – TP.HCM, đoạn qua tỉnh Đồng Nai – Ảnh: ĐỨC TRONG

Giá trị sản lượng thực hiện từ ngày khởi công đến nay là 2.169,038/5.856,57 tỉ đồng, đạt 37,04% giá trị hợp đồng. Còn giá trị giải ngân năm 2022 đến nay đạt 485,342/2.290 tỉ đồng, đáp ứng kế hoạch.

Quy mô mặt cắt ngang giai đoạn phân kỳ là 4 làn xe, bề rộng nền 25m, với 6 nút giao và 65 cầu (18 cầu trên cao tốc, 47 cầu vượt).

Tổng diện tích thu hồi 784,89ha, với số hộ dân bị ảnh hưởng là 1.904 hộ.

Tổng mức đầu tư cho dự án là 12.577,487 tỉ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng là 3.319,346 tỉ đồng.

Nhà thầu đã trải thảm nhựa đoạn thuộc huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) - Ảnh: ĐỨC TRONG
Nhà thầu đã trải thảm nhựa đoạn thuộc huyện Cẩm Mỹ (Đồng Nai) – Ảnh: ĐỨC TRONG
Khu vực nút giao giữa quốc lộ 1 và dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đoạn qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai - Ảnh: ĐỨC TRONG
Khu vực nút giao giữa quốc lộ 1 và dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, đoạn qua huyện Xuân Lộc, Đồng Nai – Ảnh: ĐỨC TRONG
Đoạn nút giao giữa 2 dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG
Đoạn nút giao giữa 2 dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và Phan Thiết – Vĩnh Hảo ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận – Ảnh: ĐỨC TRONG

Ông Thái cho biết thêm, khó khăn là nhân lực bị mắc COVID-19 quá nhiều, đặc biệt là các lái máy chủ… khiến tiến độ thi công ảnh hưởng.

Hiện nay, song song với tuyến cao tốc này là quốc lộ 1 đang quá tải. Xe cộ di chuyển tập trung lưu lượng lớn ở tuyến này, tạo nên nút thắt cổ chai, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ, đặc biệt là các ngày lễ Tết.

Xe cơ giới đang thảm nhựa trên công trình cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh: ĐỨC TRONG
Xe cơ giới đang thảm nhựa trên công trình cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết – Ảnh: ĐỨC TRONG

Tuyến cao tốc này khi vào vận hành sẽ giảm tải rất lớn cho quốc lộ 1, kết nối các tỉnh miền Trung với vùng Đông Nam Bộ gần nhau hơn.

Quốc lộ 1 song song với dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đang quá tải, hay xảy ra tình trạng kẹt xe và tai nạn, nhất là các ngày lễ Tết - Ảnh: ĐỨC TRONG
Quốc lộ 1 song song với dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đang quá tải, hay xảy ra tình trạng kẹt xe và tai nạn, nhất là các ngày lễ Tết – Ảnh: ĐỨC TRONG

Tuoitre.vn